Đối với những bạn ứng viên khi đi xin việc, Cover Letter chính là công cụ chủ lực để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, gia tăng cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn. Có thể nói tầm quan trọng của Cover Letter là không thể phủ nhận tuy nhiên hiện nay vẫn còn khá nhiều ứng viên chưa biết cách sử dụng hiệu quả nhất công cụ cực kì mạnh mẽ này. Vậy Cover Letter là gì? Và làm như thế nào để sở hữu một Cover Letter ấn tượng? Hãy để Tuyển dụng VCCorp chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm viết Cover Letter chi tiết nhất cho ứng viên năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Cover Letter hay thư xin việc là một tài liệu văn bản dài tầm một trang mà bạn gửi như một phần của đơn xin việc (cùng với CV hoặc Sơ yếu lý lịch của bạn). Mục đích của Cover Letter là để giới thiệu bạn và tóm tắt ngắn gọn nền tảng chuyên môn của bạn.
Một Cover Letter tốt có thể khơi dậy sự quan tâm của HR và khiến họ đọc CV của bạn. Mặt khác, một Cover Letter tồi có thể khiến CV của bạn bị loại ngay lập tức. Vì vậy, để đảm bảo điều này không xảy ra, điều cần thiết là bạn phải biết cách viết một bức thư xin việc thuyết phục.
Hãy nhớ rằng Cover Letter là sự bổ sung để hồ sơ của bạn ấn tượng hơn chứ không phải thứ có thể thay thế cho CV của bạn. Điều đó có nghĩa là, bạn không chỉ lặp lại bất cứ điều gì được đề cập trong CV mà cần sự tươi mới và khác biệt hơn. Tuy nhiên, bạn không cần phải là người sáng tạo hoặc thậm chí là giỏi viết lách. Tất cả những gì bạn phải làm là làm theo 5 lưu ý nhỏ dưới đây để sở hữu cho mình một Cover Letter ấn tượng nhé
Việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong Cover Letter là rất quan trọng. Người tuyển dụng cần biết được bạn là ai, có những kinh nghiệm gì hay vì sao họ nên chọn bạn. Hãy suy tính một cách kĩ càng những thông tin về bản thân mà bạn nghĩ sẽ thu hút nhà tuyển dụng. Vì thông thường, nhà tuyển dụng chỉ dành vài giây để đọc lướt Cover Letter của bạn mà thôi. 1-2 đoạn văn sẽ là lượng thông tin vừa đủ để đưa vào Cover Letter. Trung bình, thư xin việc của bạn chỉ nên dài từ 250 đến 400 từ và tối đa 1 trang A4.
Trong phần nội dung chính thư, bạn hãy đề cập về kinh nghiệm của bản thân, học vấn cũng như các kĩ năng liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
“Less is more” hay “ít hơn là nhiều hơn” nên là phương châm chính khi bạn làm cover letter. Một cover letter ngắn gọn, mạch lạc và tập trung vào trọng tâm sẽ tốt hơn rất nhiều so với một cover letter dài dòng kể lể.
Hãy xác định trước những nội dung nổi bật mà bạn muốn cho HR biết. Sau đó, hãy soát lỗi chính tả kỹ càng nếu có. Tên công ty, tên nhà tuyển dụng, các thông tin cá nhân,... Chỉ cần một lỗi sai thôi thì cover letter của bạn đã trở nên thiếu chuyên nghiệp rồi.
Cuối cùng, để có thể có một công việc tốt thì thời gian bạn đầu tư cũng cần tương xứng. Hãy nỗ lực đầu tư trong giai đoạn làm hồ sơ sẽ để lại nhiều ấn tượng trong mắt doanh nghiệp. Chỉ khi bạn làm tốt được bước đầu tiên thì bạn mới có thể có được một chân để phỏng vấn và tiến gần hơn đến nghề nghiệp trong mơ.
Cover Letter là nơi bạn thể hiện kỹ năng chuyên môn của mình và thuyết phục HR rằng bạn phù hợp với công việc hơn tất cả những ứng viên khác.
Nhưng trước khi bạn viết bất cứ điều gì, bạn cần phải tìm hiểu những yêu cầu quan trọng nhất cho vị trí ứng tuyển. Vì vậy, hãy mở quảng cáo tuyển dụng và xác định kĩ năng và yêu cầu nào là quan trọng nhất. Sau khi đã xác nhận được những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng, hãy làm nổi bật kỹ năng tương ứng để tăng tỉ lệ vượt qua vòng xét duyệt bạn nhé
Hãy thể hiện bản thân mình là người có chí hướng rõ ràng bằng cách chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong Cover Letter. Nếu bạn chưa rõ về lộ trình nghề nghiệp của vị trí đang ứng tuyển, đừng ngần ngại tra cứu và tìm hiểu để có một Cover Letter ấn tượng nhé! Việc sở hữu một nhân viên có mục tiêu cụ thể trong lộ trình làm việc là điều mà nhà tuyển dụng cảm thấy rất hứng thú. Ngoài ra, việc đề ra mục tiêu cũng sẽ giúp bạn có động lực hơn nhiều đấy.
Trình độ học vấn và thành tích (chuyên môn/ngoại khóa) là thước đo tiêu chuẩn khi xét duyệt hồ sơ ứng viên. Nếu bạn có thành tích cao trong học tập cũng như hoạt động ngoại khóa thì đừng ngại ngần đề cập trong Cover Letter. Tuy nhiên, hãy nhớ đừng kể lể dài dòng lê thê mà nên tập trung vào những kết quả nổi bật và gần đây nhất.
Một cover letter chuyên nghiệp cần có đầy đủ được những thành phần sau:
Cũng giống với CV, bạn cũng sẽ bắt đầu cover letter bằng việc cung cấp các thông tin cá nhân. Tại đây, bạn hãy điền tất cả thông tin cần thiết, bao gồm:
Ví dụ về header của Cover Letter
Khi bạn đã liệt kê đúng thông tin liên hệ của mình, bạn cần bắt đầu viết nội dung cover letter. Điều đầu tiên cần làm là chào hỏi người quản lý tuyển dụng/công ty ứng tuyển.
Cách đơn giản nhất để biết thông tin của nhà tuyển dụng đó là xem trong mô tả công việc hoặc nếu mô tả công việc không cung cấp thông tin này thì bạn hãy thử tìm kiếm “tên vị trí + tên công ty” trên LinkedIn nhé! Đây là một mẹo rất hữu ích.
Trong trường hợp bạn thử cả 2 cách đều không được thì dưới đây sẽ là 1 vài cách chào hỏi chung chung hơn nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp:
Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn tìm kiếm việc làm. Các nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm, đôi khi thậm chí hàng nghìn CV một ngày. Rất có thể, họ sẽ không đọc hết từng cover letter từ đầu đến cuối.
Vì vậy, điều cần thiết là thu hút sự chú ý của họ ngay từ đoạn đầu tiên.
“Ví dụ về một đoạn mở đầu ấn tượng:
Thông qua website: jobs.vccorp.vn, tôi được biết Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí Giám đốc phụ trách Bán hàng. Tôi rất mong muốn được thử sức mình trong môi trường chuyên nghiệp và năng động của Quý công ty
Tôi đã làm việc với Công ty A, một công ty công nghệ cao trong vòng 3 năm. Với tư cách là Giám đốc phụ trách Bán hàng, tôi đã tạo ra doanh thu trung bình hơn 30.000 đô la mỗi tháng (vượt KPI năm đề ra 40%). Tôi tin rằng với những kĩ năng và kinh nghiệm trong ngành công nghệ trước đây của tôi, cùng với kết quả vượt bậc trong công việc bán hàng, đã khiến tôi trở thành ứng viên phù hợp cho công việc tại Quý Công ty.”
Như đã đề cập trong phần lưu ý khi viết cover letter, bạn cần tìm hiểu kĩ xem công việc bạn đang ứng tuyển có những yêu cầu gì về mặt kỹ năng, từ đó chỉ ra kỹ năng tương ứng và trở thành một ứng viên hoàn hảo cho công việc.
Ví dụ bạn đang ứng tuyển vị trí chạy ads Facebook và công việc có những yêu cầu quan trọng như:
Từ đó, chúng ta có thể triển khai ý trong cover letter như sau:
“Với chức danh là Chuyên viên Quảng cáo Facebook tại Công ty ABC, tôi đã xử lý việc thu hút khách hàng thông qua quảng cáo, quản lý ngân sách quảng cáo Facebook hàng tháng là trên 7.000 đô la một tháng. Không chỉ có thế mạnh về chạy quảng cáo, tôi còn được đào tạo bài bản về kỹ năng viết và tối ưu content chuẩn SEO với bài viết XYZ đạt TOP 1 tìm kiếm trên Facebook với từ khoá “máy ảnh”.
Ngoài quảng cáo trên Facebook, tôi cũng đã nghiên cứu hình thức chạy quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến khác, bao gồm: YouTube, Tik Tok và Reddit
Khi tuyển dụng nhân sự, HR sẽ không chỉ xem xét liệu bạn có hoàn thành tốt công việc hay không mà họ đang tìm kiếm một người phù hợp với văn hóa công ty, một người có thể hoà nhập tốt. Xét cho cùng, những nhân viên không phù hợp sớm muộn gì cũng sẽ nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau.
Điều đó có nghĩa bạn cũng cần thuyết phục HR trong cover letter rằng bạn không chỉ thực sự đam mê với công việc ứng tuyển mà còn là một người phù hợp với văn hoá và triết lý doanh nghiệp của họ.
Làm thế nào để bạn làm điều này? Bạn sẽ muốn thực hiện một số nghiên cứu về công ty. Một vài điểm bạn cần tìm hiểu như:
Vì vậy, hãy truy cập Google. Rất có thể, bạn sẽ tìm thấy tất cả thông tin mình cần trên trang web của công ty hoặc một nơi nào đó như LinkedIn chẳng hạn.
Sau đó, bạn cần tìm ra những gì bạn thích về công ty và biến điều đó thành văn bản. Từ đó cover letter của bạn sẽ có tính cá thể hoá rất cao và chắc chắn để lại ấn tượng tốt đẹp với HR.
Ví dụ bạn đam mê sản phẩm của họ và bạn thích văn hóa đổi mới / làm việc độc lập trong tổ chức. Thì bạn có thể trình bày đoạn ba trong cover letter dưới dạng:
“Cá nhân tôi đã sử dụng Điện thoại thông minh XYZ của Quý Công ty và tôi tin rằng chiếc smartphone đó sở hữu công nghệ tiên tiến nhất mà tôi đã từng sử dụng. Các tính năng như ABC và DEF là những tính năng thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng điện thoại thông minh.
Tôi thực sự ngưỡng mộ cách Công ty XYZ phát triển vì sự vượt trội cho các dòng sản phẩm của mình cũng như tạo ra công nghệ dẫn đầu thị trường. Là một người yêu thích được phát triển bản thân trong môi trường độc lập, tôi thực sự tin rằng tôi sẽ là người phù hợp với văn hoá và triết lý của Quý Công ty.”
Trong đoạn cuối cùng của cover letter này, bạn sẽ muốn đề cập đến một số điểm sau:
Bạn còn điều gì để nói không? Bất kỳ thông tin nào khác có thể giúp người quản lý tuyển dụng đưa ra quyết định của họ? Hãy đề cập đến nó ở đây.
Cảm ơn người quản lý tuyển dụng đã dành thời gian của họ để đọc cover letter.
Kết thúc thư xin việc bằng lời kêu gọi hành động. Câu cuối cùng trong thư xin việc của bạn phải là một lời kêu gọi hành động. Bạn nên yêu cầu người quản lý tuyển dụng thực hiện một số hành động như: liên hệ lại với bạn, gửi e-mail xác nhận, trao đổi thêm công việc nếu có gì thắc mắc,...
Sau đó kết thúc cover letter bằng các cụm từ như “trân trọng”; “trân trọng cảm ơn”;...
Kết luận
Để tổng kết lại, nếu cover letter của bạn có thể trả lời được tất cả những câu hỏi bên dưới thì xin chúc mừng, bạn đã có một cover letter chi tiết và sẵn sàng tiến vào thị trường tuyển dụng rồi.
Trả lời Huỷ